Khách hàng là thượng đế đã trở thành triết lý kinh doanh cho tất cả các doanh nghiệp đặc biệt đối với các sản phẩm dịch vụ. Vậy bạn đã từng suy nghĩ về ý nghĩa của câu nói này? Liệu có còn áp dụng được trong tình hình kinh doanh hiện nay? Cùng theo dõi bài viết dưới đây.
I. Ý nghĩa câu nói khách hàng là thượng đế là gì?
Nguồn gốc của câu nói khách hàng là thượng đế xuất phát từ những thương nhân Nhật Bản được đọc là “okyakusama wa kamisama desu”. Ý nghĩa của câu nói này là đã “Đã là khách hàng thì ai cũng là vị khách danh dự. Cần thể hiện sự tôn trọng, tôn kính đặc biệt với từng vị khách như những thượng đế thực sự”.
Ngoài ra trong tiếng anh câu nói khách hàng hàng là thượng đế là “The customer is always right” – Cho thấy một ý nghĩa khác nữa chính là khách hàng luôn luôn đúng, chúng ta phải làm sao để khách hàng hài lòng mặc dù họ có sai đi chăng nữa.
Khách hàng là thượng đế không chỉ là phương châm kinh doanh của người Nhật. Mà còn là kim chỉ nam của bất cứ doanh nghiệp nào trên thế giới. Lấy “thượng đế” là trung tâm của mọi sự phát triển của doanh nghiệp, là đối tượng mà doanh nghiệp luôn hướng đến. Xem khách hàng là ưu tiên hàng đầu, nghĩ cho khách hàng, luôn luôn lắng nghe khách hàng.
Xem thêm: Sự hài lòng của khách hàng là gì? Các mô hình và phương pháp đánh giá
II. Khách hàng là thượng đế đúng hay sai?
Tại sao nói khách hàng là thượng tế? Châm ngôn này đã xuất hiện từ rất lâu vô tình đã trở thành luật bất thành văn. Vì vậy trong thời điểm bối cảnh thay đổi, thị trường thay đổi liệu câu nói này đúng hay sai? Trên thực tế đúng hay sai tùy thuộc vào từng trường hợp nhưng suy cho cùng thì câu nói trên vẫn đúng ở hiện tại.
Vì khách hàng là thượng đế, họ luôn luôn đúng, là sự ưu tiên hàng đầu trong mỗi trường hợp. Đối với các doanh nghiệp đặc biệt là các nhân viên tiếp xúc trực tiếp với khách hàng luôn luôn phải lắng nghe khách hàng, nghĩ cho khách hàng và mang đến những điều tốt nhất cho họ. Chỉ có như thế mới khiến khách hàng hài lòng, tin tưởng vào sản phẩm/dịch vụ của thương hiệu và trở thành yếu tố quyết định đến sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Xem thêm: Top 3 phần mềm tăng like fanpage facebook tự động, hiệu quả nhất 2023
III. Khách hàng là thượng đế – Nên hiểu và vận dụng như thế nào?
Như đã phân tích ở trên châm ngôn khách hàng là thượng đế đòi hỏi rất nhiều sự nỗ lực của nhân viên chăm sóc khách hàng. Nhưng có phải trong bất cứ trường hợp nào cũng nên vận dụng không? Điều gì cũng cần có những trường hợp cụ thể để áp dụng câu nói này cũng thế.
1. Khi khách hàng có hành vi thô lỗ với nhân viên
Xuất hiện đã từ rất lâu câu nói khách hàng là thượng đế đã trở thành một “chân lý”. Nó ghim sâu vào trong tâm lý, nhận thức của khách hàng. Họ nghĩ rằng “họ là thượng đế”, việc họ sử dụng sản phẩm/dịch vụ là đang mang đến những điều tốt cho doanh nghiệp. Vì vậy sự đề cao bản thân thái quá đã sinh ra những cư xử không tốt với nhân viên.
Trong đa số các trường hợp nếu “thượng đế” có những hành xử, thái độ không tốt thì nhân viên luôn cố gắng xoay chuyển tình thế bằng cách xử lý khéo léo. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng như thế. Bởi coi trọng, tôn trọng khách hàng không có nghĩa là dung túng cho những hành vi thiếu văn hóa; khụy lụy, khúm núm trước những hành động quá đáng. Lúc này, nhân viên có quyền từ chối phục vụ những khách hàng hành xử quá đáng, thiếu tôn trọng và ảnh hưởng tới người khác. Để không nuôi dưỡng những hành vi xấu và xây dựng cách cư xử chừng mực từ khách hàng.
Vì vậy mỗi doanh nghiệp hay với các cá nhân kinh doanh rất cần chuẩn bị những cách tiếp cận khách hàng hoặc caption đăng facebook hay khi kinh doanh online. Để tránh tối đa những trường hợp khiến khách hàng khó chịu.
2. Khi khách hàng có những yêu cầu vô lý
Bạn đã từng phân vân không biết có nên từ chối yêu cầu vô lý của khách hàng hay không? Khách hàng luôn nghĩ họ là “đấng tối cao” vì vậy yêu cầu của họ là hợp lý, luôn đúng. Chính vì thế không ít lần nhân viên phải hứng chịu những hành xử thô lỗ vì không đáp ứng những yêu cầu phi lý của khách hàng.
Mọi sản phẩm/dịch vụ đều đã nêu trước những quyền lợi khách hàng được hưởng. Đôi khi có thể yêu cầu những thứ khác nhưng trong mức độ chấp nhận được. Trong trường hợp này nhân viên có thể cố gắng khéo léo đáp ứng nhu cầu thêm của khách hàng. Đối với những trường hợp quá mức chấp nhận đôi khi đi kèm với bạo lực, lời nói không hay. Lúc này nên từ chối thẳng thừng và dứt khoát để không làm ảnh hưởng đến những khách hàng khác. Vì nếu coi khách hàng là “thượng đế” thì những hành vi, yêu cầu của khách hàng chính là “món quà”. Mà đã là món quà – nhân viên có quyền đưa ra quyết định chấp nhận hoặc từ chối.
Như vậy bài viết trên đã giúp bạn trả lời nên áp dụng câu nói khách hàng là thượng đế như thế nào. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu hơn và đánh giá mức độ chính xác của câu nói này. Bạn có thể tham khảo thêm về cách buff follow facebook. Để tăng like tăng tương tác chất lượng cho profile cá nhân hay fanpage của mình. Ngoài ra cách tạo icon dấu tích xanh facebook cũng là cách hay để áp dụng để tăng uy tín. Chúc bạn thành công!
Xem thêm: Mẫu tin nhắn trả lời nhanh fanpage hấp dẫn khách mua hàng