Brand Strength là nền tảng của bất kỳ doanh nghiệp thành công nào. Brand Strength có thể là chìa khóa để thu hút nhiều khách hàng hơn. Đồng thời giúp xây dựng lòng trung thành tốt hơn và tăng trưởng bền vững hơn. Là một nhà tiếp thị, nếu muốn xây dựng thương hiệu mạnh và nổi bật hơn các đối thủ, bạn cần đánh giá sức mạnh của thương hiệu và đo lường nó trong suốt quá trình phát triển. Cách thức này giúp bạn nắm bắt được xu hướng thị trường và tạo ra chiến lược phù hợp với mục tiêu kinh doanh của bạn. Bài viết sau đây Phần Mềm Ninja sẽ cùng bạn tìm hiểu sâu hơn xoay quanh thuật ngữ Brand Strength. Cùng theo dõi nhé!
I. Brand Strength là gì?
1. Khái niệm Brand Strength
Brand Strength hay Strong Brand được định nghĩa là mức độ nhận biết và tin tưởng của khách hàng tới một thương hiệu cụ thể nào đó của doanh nghiệp.
Kết quả của Brand Strength là lòng trung thành của khách hàng, độ nhận diện thương hiệu cao và thị phần (Market Share) lớn. Ngày nay, Brand hay thương hiệu là yếu tố then chốt quyết định sự thành công của một doanh nghiệp.
Xem thêm: Ninja Zalo Client – Phần mềm quản lý bán hàng Zalo chuyên nghiệp
2. Vai trò của Brand Strength
Brand Strength đóng vai trò vô cùng quan trọng trong kinh doanh và Marketing. Một thương hiệu mạnh có khả năng thu hút sự chú ý của khách hàng, tạo dựng được lòng tin và sự tín nhiệm từ khách hàng. Từ đó giúp tăng doanh số bán hàng và nâng cao giá trị thương hiệu.
Một thương hiệu có đủ sức mạnh có thể giúp doanh nghiệp tạo ra sự khác biệt với đối thủ. Giúp thu hút khách hàng và giữ chân khách hàng trung thành. Khi khách hàng tin tưởng vào thương hiệu, sẽ dễ dàng lựa chọn, ủng hộ sản phẩm của doanh nghiệp.
Ngoài ra, Thương hiệu mạnh còn giúp doanh nghiệp dễ dàng xây dựng chiến lược Marketing hiệu quả. Giúp tiết kiệm chi phí quảng cáo và tăng độ hiệu quả của chiến dịch quảng cáo. Điều này bởi vì khách hàng đã có sự nhận biết và quan tâm đến thương hiệu. Nên doanh nghiệp có thể tập trung vào việc tạo nên những chiến dịch quảng cáo đặc biệt. Tạo ấn tượng và ghi nhớ trong tâm trí khách hàng.
Tóm lại, Brand Strength là yếu tố cốt lõi trong kinh doanh và Marketing. Doanh nghiệp nên đầu tư để xây dựng một thương hiệu mạnh mẽ. Từ đó giúp tăng cường sự khác biệt và nâng cao giá trị thương hiệu giúp thu hút khách hàng và tăng doanh số bán hàng.
II. Tầm quan trọng của Brand Strength (Strong Brand) trong kinh doanh và Marketing.
Nếu bạn có dữ liệu hoặc quan sát thị trường. Các thương hiệu lớn mạnh luôn đứng ở vị trí cao trong chính thị trường ngành của thương hiệu đó.
Những thương hiệu này dễ dàng được nhận diện, được đánh giá cao. Gần như là sẵn có một tệp khách hàng trung thành luôn ủng hộ và tán dương. Hiển nhiên, đằng sau những kết quả này chính là doanh số bán hàng khủng và những yếu tố khác.
- Các thương hiệu mạnh thường thiết lập một kết nối cảm xúc mạnh mẽ với khách hàng và khách hàng mục tiêu.
- Luôn nổi bật giữa các thương hiệu đối thủ. Và được ghi nhớ sâu sắc bởi những khách hàng của họ.
- Sở hữu một chuỗi cung ứng và các mối quan hệ bền chặt với các nhà cung cấp hoặc đối tác.
- Brand cũng truyền tải những thông điệp và hình ảnh thương hiệu một cách nhất quán, xây dựng niềm tin, lòng trung thành. Và các mối quan hệ có ý nghĩa với khách hàng để thúc đẩy hành vi mua hàng.
- Các thương hiệu mạnh cũng khác biệt hóa so với các đối thủ cạnh tranh dựa trên các USP
- Có bản sắc và giọng điệu thương hiệu riêng biệt.
- Sản xuất và cung cấp các sản phẩm và dịch vụ dựa trên các mục đích rõ ràng, tạo nên giá trị cho khách hàng.
- Góp phần nâng cao doanh số bán hàng và tầm nhìn thương hiệu.
Xem thêm: Top 9 phần mềm Email Marketing tốt nhất mà không thể bỏ qua
III. Những phương pháp đo lường Brand Strength
Tuỳ thuộc vào từng doanh nghiệp khác nhau, theo từng mục tiêu chiến lược khác nhau hay mô hình kinh doanh khác nhau. Brand Strength được đo lường theo nhiều cách khác nhau. Doanh nghiệp có thể tự làm, hoặc thông qua một đơn vị thứ ba nào đó. Dưới đây là những gì mà các thương hiệu mạnh có thể mang lại (hay thường làm):
1. Mô hình đo lường Brand Strength
Nhiều công ty nghiên cứu thị trường như Brand Finance, GFK, Nielsen và Brand Trust. Cung cấp dịch vụ đánh giá sức mạnh thương hiệu cho các doanh nghiệp lớn. Các báo cáo về hiệu suất được gọi là Chỉ số Sức mạnh Thương hiệu (BSI).
Brand Strength Index là thước đo khách quan đánh giá hiệu suất của một thương hiệu (Brand Performance). Dựa trên nhiều yếu tố, chẳng hạn như nhận thức về thương hiệu (Brand Awareness), lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu (Brand Loyalty) hay thị phần (Market Share).
Brand Strength Index được thiết kế để cung cấp một báo cáo toàn diện về hiệu suất của một thương hiệu. Khi đặt trên bàn cân với các đối thủ cạnh tranh hiện có trên thị trường.
Brand Strength Index thường được sử dụng để theo dõi tiến trình phát triển của một thương hiệu theo thời gian. Đây cũng chính là nền tảng để thiết lập các chiến lược marketing và xây dựng thương hiệu.
2. Chiến dịch Social Listening – Lắng nghe mạng xã hội
Một cách khác để đo lường Brand Strength đó là theo dõi các cuộc trò chuyện xung quanh thương hiệu, sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram hay TikTok.
Các thương hiệu có thể sử dụng dữ liệu có được để phân tích tình cảm của khách hàng với thương hiệu (Consumer Sentiment). Và theo dõi hiệu quả của các nỗ lực marketing cũng như xây dựng thương hiệu.
Doanh nghiệp có thể sử dụng Social Listening để lắng nghe và tìm hiểu ý kiến khách hàng trên MXH. Nhờ đó, họ có thể nắm bắt được những thông điệp phù hợp với đối tượng mục tiêu. Từ đó phát hiện ra xu hướng, các vấn đề hay nỗi đau mà khách hàng đang gặp phải và áp dụng vào việc phát triển sản phẩm. Việc sử dụng công cụ này còn giúp doanh nghiệp đổi mới và cải tiến sản phẩm một cách hiệu quả hơn. Các thông tin thu thập được từ Social Listening có giá trị quan trọng đối với quyết định kinh doanh. Giúp doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất.
Dù đây là phương pháp thu thập dữ liệu hiệu quả từ người dùng mạng xã hội. Nhưng hạn chế của nó là chỉ đo được tầm ảnh hưởng của thương hiệu trên mạng xã hội. Chứ không phải toàn bộ các kênh mà doanh nghiệp sử dụng. Tuy nhiên, việc đo lường vị thế trên mạng xã hội sẽ giúp doanh nghiệp định hướng chiến lược kinh doanh phù hợp với mục tiêu của mình và tăng cường quản lý thương hiệu.
Xem thêm: TOP 5 phần mềm quét số điện thoại Facebook miễn phí
3. Khảo sát
Ngoài các cách thức phổ biến trên, khảo sát là cách thức khác để đo lường sức mạnh thương hiệu. Vì chúng có thể cung cấp gần như là trực tiếp về những nhận thức và trải nghiệm của khách hàng với một thương hiệu cụ thể.
Doanh nghiệp có thể sử dụng khảo sát để đo lường mức độ nhận biết thương hiệu, lòng trung thành với thương hiệu hay sự hài lòng của khách hàng.
Phương pháp này thường gặp hạn chế về thời gian và ngân sách. Chọn mẫu khảo sát quá hẹp và không phải khách hàng nào cũng sẵn sàng chia sẻ cảm nhận trực tiếp với doanh nghiệp về thương hiệu.
IV. Theo dõi Brand Strength bằng các số liệu chính
Trong bối cảnh hành vi tiêu dùng thay đổi nhanh chóng. Những người làm marketing cần giải pháp phân tích dữ liệu nhanh chóng và dễ dàng hơn. Phương thức truyền thống như khảo sát hay phỏng vấn không đáp ứng được yêu cầu.
1. Khối lượng tìm kiếm các từ khoá có thương hiệu
Khối lượng tìm kiếm của các từ khóa liên quan đến thương hiệu là một yếu tố quan trọng trong xây dựng Brand Strength. Từ khoá thương hiệu là những từ khóa hoặc truy vấn tìm kiếm có liên quan đến tên hoặc tên kèm theo các tiền tố hay hậu tố của thương hiệu. Ví dụ như “Phần mềm Ninja”, “Ninja Zalo Client”, hoặc “mua Ninja System” đều là các từ khóa có thương hiệu.
Sự liên quan giữa từ khóa thương hiệu và Brand Strength được thể hiện thông qua lượng tìm kiếm. Khi lượng tìm kiếm tăng lên, điều đó cho thấy nhu cầu đối với thương hiệu cũng tăng lên. Ngoài trường hợp đặc biệt, hầu hết các thương hiệu nổi tiếng đều có lượng tìm kiếm rất cao. Do đó, đánh giá khối lượng tìm kiếm của các từ khóa liên quan đến thương hiệu là một chỉ số quan trọng để đánh giá sức mạnh của thương hiệu.
2. Lưu lượng truy cập tự nhiên (Organic Traffic)
Lưu lượng truy cập tự nhiên là gì? Đây là số lượng người dùng truy cập vào một trang web từ các nguồn không phải từ quảng cáo (Paid Media). Lượng truy cập tự nhiên có thể bao gồm các truy cập miễn phí từ công cụ tìm kiếm (SEO), truy cập trực tiếp, giới thiệu (Referral), email hay mạng xã hội…
Tại sao lượng truy cập tự nhiên lại liên quan đến Brand Strength? Lượng truy cập tự nhiên cho thấy độ phổ biến của thương hiệu. Mức độ quan tâm của khách hàng tìm hiểu về thương hiệu ngay cả khi không có quảng cáo được hiển thị.
Xem thêm: Chuyển UID sang số điện thoại đơn giản, nhanh chóng
3. Lượng truy cập trực tiếp (Direct Traffic)
Đây là số lượng người dùng truy cập vào một trang web bằng cách nhập địa chỉ (URL) trực tiếp vào thanh địa chỉ của trình duyệt. Những người này thường đã biết đến thương hiệu nên không cần tìm kiếm trên công cụ tìm kiếm. Mà truy cập thẳng vào trang web để cập nhật thông tin hoặc tìm kiếm sản phẩm dịch vụ.
Tại sao lượng truy cập trực tiếp liên quan đến khái niệm Brand Strength? Điều này cho thấy những khách hàng trung thành đã biết đến thương hiệu. Họ thường truy cập trực tiếp vào trang web của thương hiệu. Điều này cho thấy thương hiệu đang được yêu thích và là một lựa chọn tốt trong mắt khách hàng.
4. Hành vi duyệt chéo (cross-browsing) hay lòng trung thành khi truy cập của người dùng.
Đây là chỉ số về lòng trung thành của người dùng cho biết số lượng người truy cập (dưới dạng phần trăm) chỉ truy cập vào một website so với những người truy cập hai hoặc nhiều website trong cùng một phiên (session). Tỷ lệ người truy cập vào một website càng cao thì lòng trung thành của họ càng lớn.
Mức độ trung thành (khi truy cập) của khách hàng cao cho thấy thương hiệu hiện đang có mối quan hệ bền chặt với họ.
Xem thêm: Cách lấy token facebook 2023 full quyền từ A-Z
5. Số liệu ứng dụng dành cho thiết bị di động: Lượt cài đặt và tải xuống.
- Lượt cài đặt và lượt tải xuống thể hiện cách người dùng tương tác với ứng dụng.
- Lượt tải xuống: Tổng số lần tải xuống ứng dụng từ cửa hàng ứng dụng. Một thiết bị hoặc tài khoản người dùng có thể tải xuống nhiều lần.
- Số lượt cài đặt duy nhất: Những lượt cài đặt này chỉ tính một lần, dựa trên tài khoản Google Play duy nhất của người dùng. Số liệu này thường ít hơn với số lượt tải xuống vì chỉ tính một lần trên mỗi người dùng.
Tại sao số liệu này liên quan đến giá trị hay độ mạnh của thương hiệu? Số lượt cài đặt cao hơn báo hiệu mức độ quan tâm nhiều hơn ứng dụng khác trong thị trường. Tương tự, số lượt cài đặt duy nhất cho biết có bao nhiêu khách hàng mới đang chọn sử dụng sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.
6. Số liệu ứng dụng dành cho thiết bị di động: Tỷ lệ giữ chân người dùng (User Retention)
Tỷ lệ giữ chân người dùng của ứng dụng dành cho thiết bị di động. Cho biết tỷ lệ phần trăm người dùng tiếp tục tương tác với một ứng dụng trong 30 ngày sau khi ứng dụng được mở lần đầu tiên.
Tại sao điều này lại liên quan đến sức mạnh của Brand? Mức độ giữ chân người dùng cao phản ánh tỷ lệ những người dùng hay khách hàng đã tìm thấy đủ giá trị (so với mức kỳ vọng) trong các sản phẩm của doanh nghiệp. Nó cũng cho biết mức độ gắn bó của khách hàng với thương hiệu, trải nghiệm của khách hàng và mức độ phù hợp giữa giá cả và giá trị.
Xem thêm: Cách buff follow Facebook 2022 hiệu quả
FAQs – Những câu hỏi thường gặp xoay quanh thuật ngữ sức mạnh thương hiệu.
- Brand Strength được đo lường như thế nào?
Sức mạnh thương hiệu thường được đo lường thông qua khảo sát khách hàng, nghiên cứu thị trường và các số liệu thương hiệu. Như nhận thức về thương hiệu hay lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu.
- Tại sao Brand Strength lại quan trọng?
Sức mạnh thương hiệu rất quan trọng. Vì giúp doanh nghiệp nổi bật hơn với các đối thủ cạnh tranh và tạo niềm tin với khách hàng.
- 4 yếu tố của một Strong Brand là gì?
Bốn yếu tố của một Strong Brand hay thương hiệu mạnh là: rõ ràng, nhất quán, cộng hưởng và tác động (gây ảnh hưởng).
- Brand Strength và Brand Equity có giống nhau không?
Brand Strength và Brand Equity là 2 khái niệm khác nhau. Sự khác biệt là Brand Strength đo lường mức độ mà khách hàng công nhận và đánh giá thương hiệu (từ góc nhìn của khách hàng). Trong khi Brand Equity là giá trị của thương hiệu trên thị trường (bao gồm nhiều tài sản hữu hình và vô hình khác nhau).
Xem thêm: Cách làm icon dấu tích xanh facebook nhanh chóng nhất