Mặc dù chỉ mới ra mắt vào cuối tháng 11/2022 nhưng ChatGPT đã khuấy đảo cả thế giới trong hai tháng. Tạo ra những làn sóng thảo luận không ngừng trên toàn cầu, trong đó phải kể đến Việt Nam. Câu hỏi được đặt ra nhiều nhất chính là “Liệu ChatGPT có thể hữu ích cho những ngành nghề nào?”. Và ChatGPT có thay thế con người được không? Sau một thời gian tìm hiểu và trải nghiệm chúng tôi đã tìm ra được một số cách sử dụng ChatGPT để hỗ trợ công việc cho các Marketer. Cùng theo dõi bài viết dưới đây!
I. Tính năng của ChatGPT là gì?
ChatGPT là gì? ChatGPT là một trong những công cụ tìm kiếm thông tin và trả lời câu hỏi mạnh mẽ nhất hiện nay. Nó được xây dựng bởi OpenAI và được huấn luyện trên cơ sở dữ liệu lớn để cung cấp các câu trả lời chính xác và đáng tin cậy cho người dùng. ChatGPT có rất nhiều tính năng hữu ích cho người dùng, bao gồm:
- Hỗ trợ trả lời câu hỏi: ChatGPT có thể trả lời mọi câu hỏi của người dùng một cách nhanh chóng và chính xác.
- Hỗ trợ tạo văn bản: ChatGPT cũng có thể tạo ra những đoạn văn bản đầy đủ và chi tiết dựa trên yêu cầu của người dùng.
- Dịch ngôn ngữ: ChatGPT có thể dịch các đoạn văn bản từ một ngôn ngữ sang ngôn ngữ khác một cách chính xác.
Tuy nhiên, ChatGPT không thay thế Google vì vẫn còn hạn chế và thực hiện được những hành động khác.
II. 4 cách sử dụng ChatGPT cho Digital Marketers
Chúng tôi đã tìm ra được 4 phương pháp hữu ích mà các Digital marketers có thể sử dụng. Giúp công việc trở lên nhanh chóng và dễ dàng hơn.
1. Ứng dụng trong phát triển nội dung
Trong các bài viết của mình, có thể bạn cần dùng tới những câu hỏi thường gặp, dàn ý bài viết, tiêu đề mẫu… để tối ưu hóa nội dung cũng như trải nghiệm người dùng. Trước đây, việc này có thể khiến bạn tốn nhiều thời gian, nhưng với ChatGPT, bạn sẽ có một sự lựa chọn nhanh hơn. Bạn sử dụng các cú pháp sau để thu lại kết quả theo nhu cầu của bạn:
- Dàn ý bài viết: Cho tôi 5 tiêu đề về chủ đề: “tên chủ đề”
- Dàn ý, outline bài viết: Lên dàn ý cho bài viết: “Tiêu đề bài viết – H1”
- Viết một bài theo dàn ý có sẵn: Viết giúp tôi bài: “Coppy dàn ý có sẵn hoặc nhận được từ bước trên”
- Viết lại bài viết có sẵn: Viết giúp tôi bài viết tương tự sau: “Coppy đoạn văn muốn viết lại”
Ví dụ: “Cho tôi 5 chủ đề về: “phần mềm đăng bài”.
Với câu hỏi bằng tiếng Việt, ChatGPT có vẻ như đã gặp khó khăn. Nội dung nó đưa ra chưa thật sự phù hợp. Vì vậy, có thể bạn sẽ tìm được gợi ý tốt hơn cho những câu hỏi bằng tiếng Anh, hoặc câu hỏi cụ thể hơn.
Ví dụ: “Tạo dàn ý cho bài viết với chủ đề: Quán cafe đẹp phù hợp cho gia đình tại Hồ Chí Minh”
Kết quả:
Một số mẫu câu hỏi khác:
2. Soạn biểu thức chính quy
Khi tạo các báo cáo, phân tích từ khóa trong Search Console hoặc Google Analytics. Thông thường bạn có thể sử dụng hình thức “biểu thức chính quy”. Nếu không phải là một lập trình viên, việc tạo một biểu thức chính quy sử dụng RE2 Syntax sẽ tốn rất nhiều thời gian và công sức.
Bây giờ, nhờ ChatGPT, bạn có thể làm điều đó rất đơn giản. Bạn chỉ cần truy cập vào ChatGPT và đưa ra yêu cầu.
Ví dụ: “Soạn biểu thức chính quy có chứa ‘quảng cáo’ hoặc ‘từ khóa’ không phân biệt chữ hoa – chữ thường và sử dụng RE2 syntax”. Sau đó, bạn sẽ nhận được kết quả như dưới đây:
Việc của bạn bây giờ là copy đoạn code và dán vào Google Search Console:
Và đây là kết quả:
Trong Google Analytics, bạn cũng có thể sử dụng ChatGPT để soạn biểu thức chính quy cho các báo cáo của mình. Chẳng hạn, bạn muốn lọc một báo cáo trong URL có chứa các từ khóa “iphone”, bạn có thể hỏi ChatGPT: “Soạn biểu thức chính quy có chứa từ ‘iphone’ không phân biệt chữ hoa – chữ thường bằng cú pháp RE2”. Điều quan trọng là cuối câu hỏi, bạn phải đưa phương thức sử dụng là “cú pháp RE2” vào, và đây là cú pháp được Google chấp nhận trong các báo cáo của mình.
3. Soạn công thức cho bảng tính
Khi làm việc trên Excel hoặc Google Sheet, đôi lúc có thể bạn sẽ gặp khó khăn với các công thức bảng tính. Giờ đây, nhờ ChatGPT, bạn có thể tạo ra một công thức trong vài giây.
Ví dụ: “Tôi muốn đếm tất cả các ô trong bảng tính Google của mình có đề cập đến ‘iphone’” hay “đếm tổng giá trị của các ô được tô màu đỏ trong bảng excel”
Một cách khác tạo công thức bảng tính từ ChatGPT
Đôi khi, các công thức mà ChatGPT đưa ra có thể không chính xác. Bạn phải tự mình điều chỉnh lại. Điều này cũng dễ hiểu vì ChatGPT vẫn là BOT, và không phải mọi thứ nó đưa ra đều chính xác 100%.
4. Cài đặt Facebook Pixel theo dõi chuyển đổi tùy chỉnh
Ví dụ, bạn cần gửi một sự kiện chuyển đổi khi một người truy cập vào trang đích của bạn và cuộn qua 30% trang. Bây giờ bạn không cần phải thuê một lập trình viên để hoàn thành công việc. Mà thay vào đó, bạn chỉ cần truy cập ChatGPT và hỏi: “As users scroll through 35% of the page using JavaScript, send Facebook pixel custom conversion event once”.
Và đây là kết quả:
Bây giờ, bạn cần copy và paste đoạn Javascript này vào một file có tên, như: custompixel.js. Sau đó tải file lên hosting và chèn đoạn sau vào trong thẻ của website. Nếu bạn đang dùng WordPress thì công việc của bạn sẽ dễ dàng hơn khi sử dụng Plugin WPCode. Ngoài ra, chèn đoạn mã vào HTML tùy chỉnh trong Google Tag Manager cũng là một lựa chọn.
III. Kết luận
Hãy nhớ rằng ChatGPT hay AI chưa thay thế được con người làm việc của một Marketer. ChatGPT không thay thế Google và mang nhiều điểm khác biệt. Nhưng ở Nhưng ở góc độ tận dụng thế mạnh công nghệ, bạn có thể tận dụng ChatGPT để giúp bạn thực hiện một nhiệm vụ của một công việc nhanh chóng hơn. Không nên quá thần thánh hóa quá vào ChatGPT hay AI.
Bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin và hướng dẫn cách sử dụng ChatGPT để giúp công việc hiệu quả hơn cho một Marketer. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu thêm về ChatGPT. Cũng như là cách sử dụng thành thục chúng để giúp công việc trở nên hiệu quả hơn. Chúc bạn thực hiện thành công!
Xem thêm: ChatGPT: Sự khác biệt với tìm kiếm Google
=>> Nếu cần trợ giúp, đừng ngần ngại inbox, các Ninjaer sẽ giải đáp giúp bạn! Tham gia ngay!
Group: https://fb.com/groups/congdongninja
Fanpage: Quảng cáo FB hiệu quả | Facebook
Youtube: Phần mềm marketing Ninja – YouTube
Hotline: 0908.165.480 (Zalo)