Trong bối cảnh thị trường ngày càng có nhiều sản phẩm mới ra đời tiếp nối các sản phẩm cũ có mặt trên thị trường. Các doanh nghiệp luôn tìm cách khiến sản phẩm của mình luôn có sức hút, sức sống trên thị trường đầy cạnh tranh và biến động. Để làm được điều đó chắc chắn không thể thiếu vị trí cực kỳ quan trọng của chiến lược Marketing mix. Vậy chiến lược marketing mix là gì? Cách xây dựng một chiến lược Marketing mix chuẩn chỉnh? Cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!
I. Chiến lược Marketing mix là gì?
Marketing mix hay còn được gọi là Marketing hỗn hợp. Là tập hợp các công cụ tiếp thị được doanh nghiệp sử dụng nhằm đạt được trọng tâm tiếp thị trong thị trường mục tiêu. Trong bối cảnh thị trường hội nhập, Marketing mix càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Vì nó giúp cho doanh nghiệp có những hướng đi rõ ràng, tìm đúng kênh phân phối và chiêu thức tiếp thị trên thị trường phù hợp với quy mô thực trạng doanh nghiệp.
Xem thêm: Hướng Dẫn Khắc Phục Không Xem Được Story Của Bạn Bè Trên Facebook
Ý nghĩa của Marketing mix – 4P:
- Thúc đẩy nhà sản xuất tạo ra các sản phẩm mới chất lượng. Tạo ra các sản phẩm nhằm thỏa mãn mong muốn đó của người tiêu dùng.
- Nâng cao giá trị thương hiệu, uy tín công ty trên thị trường. Các hoạt động quảng cáo, giới thiệu sản phẩm đến NTD trong nước và quốc tế góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Từ đó, quảng bá hình ảnh doanh nghiệp, tạo uy tín cho thương hiệu và phát triển doanh nghiệp trên thị trường.
- Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng. Không ngừng giải quyết các yếu tố trong chiến lược 4P để tạo lợi thế cạnh tranh. Đòi hỏi không ngừng nâng cao sáng tạo, tìm tòi ra những tính năng mới của sản phẩm thu hút người dùng.
- Gia tăng lợi ích cho người tiêu dùng. Các sản phẩm mới ra đời với chất lượng, tính năng tốt hơn cùng giá cả cạnh tranh. Giúp cho người tiêu dùng tiếp cận được các sản phẩm nhanh chóng, tiện ích và hiệu quả nhất.
II. Cách xây dựng chiến lược Marketing mix 4P cho sản phẩm hiệu quả
Trong chiến lược Marketing 4P là tập hợp các công cụ tiếp thị bao gồm 4 yếu tố cơ bản: Sản phẩm (Product), Giá cả (Price), Địa điểm (Place), Xúc tiến (Promotion).
Xem thêm: Tổng hợp những slogan bán hàng quần áo hay nhất, thu hút triệu khách hàng
1. Nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm – Product
Chữ P đầu tiên là Product – sản phẩm. Trong mọi hoạt động kinh doanh sản phẩm chính là nền tảng đầu tiên trong chiến lược Marketing. Là yếu tố cốt lõi giúp vận hành doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu của khách hàng và thị trường. Dù tất cả những yếu tố khác đạt hiệu quả nhưng sản phẩm không tốt thì mọi nỗ lực cũng đều thất bại. Đặc biệt doanh nghiệp phải nắm rõ và phân tích kỹ lưỡng chu kỳ sống của sản phẩm. Để từ đó có những chiến lược mới thay đổi thích ứng phù hợp tránh tối đa mọi rủi ro do sản phẩm mang tới.
Để tạo ra lợi thế cạnh tranh tốt nhất doanh nghiệp phải xác định đặc tính sản phẩm nổi bật khác biệt nhất. Nhắm đến một nhóm khách hàng mục tiêu nhất định để giải quyết “nỗi đau” chính yếu của họ.
- Phân tích tổng quan phát triển ngành và đối thủ cạnh tranh. Xác định những yếu tố tác động đến sự phát triển của ngành và xu hướng phát triển. Các đối thủ hiện có trên thị trường: Đối thủ trực tiếp, sản phẩm thay thế và đối thủ tiềm năng.
- Xác định thị trường mục tiêu: Phân tích thị trường đang được phân chia thành những phân khúc như thế nào. Sản phẩm mình đã và đang sản xuất sẽ phục vụ cho đối tượng khách hàng ở phân khúc nào.
- Xây dựng hệ thống sản phẩm: Xác định sản phẩm của sẽ phục vụ người tiêu dùng ở mức độ nào. Có 5 cấp độ của sản phẩm: Cốt lõi, cơ bản, kỳ vọng, tăng thêm và tiềm năng.
2. Xây dựng chiến lược giá sản phẩm – Price
Chữ P tiếp theo là Price – Giá là giá bán của sản phẩm khi đến tay người tiêu dùng cuối. Khi xác định giá bán cần xác định kỹ các khoản chi phí xuyên suốt quá trình hoàn thiện sản phẩm: Chi phí sản xuất, nguyên vật liệu, nhân công, vận chuyển, bao bì,…Thông thường mức lãi có tỷ lệ từ 15 – 20% tổng giá trị của sản phẩm.
Giá của sản phẩm cực kỳ quan trọng vì tác động đến cả 2 phía: Người tiêu dùng và doanh nghiệp. Đối với người tiêu dùng giá cả tác động trực tiếp đến quyết định hành vi mua sắm của họ. Đối với doanh nghiệp, giá cả đóng vai trò là một lợi thế cạnh tranh vô cùng lớn. Ngoài ra một chiến lược giá hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp tăng tỷ lệ chuyển đổi, phản ánh giá trị thương hiệu và xây dựng nhận thức thương hiệu trong tâm trí người tiêu dùng. Dưới đây là các chiến lược giá phổ biến giúp bạn đạt được kết quả tốt nhất:
- Định giá Premium (Premium Pricing)
- Định giá thâm nhập thị trường (Pricing for Market Penetration)
- Economy Pricing – Định giá tiết kiệm
- Định giá hớt váng (Price Skimming)
- Định giá theo tâm lý (Psychology Pricing)
- Bundle Pricing – Định giá theo gói
- Chiến lược giá cạnh tranh (Competition-Based Pricing Strategy)
- Chiến lược giá theo dòng sản phẩm (Product line Pricing)
Xem thêm: Quét data khách hàng tiềm năng từ bài quảng cáo của đối thủ – Ninja UID PRO
3. Xây dựng, lựa chọn kênh phân phối cho sản phẩm – Place
Chữ P thứ 3 là Place – Địa điểm là nơi khách hàng có thể mua được sản phẩm. Hay còn được gọi là kênh phân phối, có hai loại kênh phân phối chính sau:
- Phân phối trực tiếp: Sản phẩm sẽ đến trực tiếp đến người dùng cuối. Cách phân phối này sẽ đưa sản phẩm đến người dùng mà không cần phải thông qua bên trung gian nào. Ví dụ: Cửa hàng, website, gian hàng trên sàn thương mại điện tử, app giao hàng,…
- Phân phối gián tiếp: Sản phẩm sẽ được phân phối qua các kênh trung gian bên thứ 3 khác. Ví dụ: Siêu thị, cửa hàng tiện lợi, tạp hóa, các nhà bán buôn bán lẻ,…
Địa điểm trong Marketing mix còn được mở rộng thêm: Trung tâm phân phối, vận chuyển, kho bãi,….Để xây dựng kênh phân phối hiệu quả bạn cần làm các điều sau:
- Xác định nơi khách hàng có thể biết đến sản phẩm. Bạn phải biết khách hàng có thể thấy phẩm của doanh nghiệp ở đâu và khách hàng của bạn là ai. Để từ đó lựa chọn kênh và hình thức phân phối thuận tiện nhất với khách hàng.
- Mục tiêu và mục đích của kênh phân phối. Bạn phải xác định xem mục đích cuối cùng của hình thức phân phối đó là gì. Các mục đích có thể là: Điểm bán hàng, nơi để khách hàng trải nghiệm sản phẩm/dịch vụ,…Ngoài ra còn hỗ trợ thỏa mãn được mục tiêu kinh doanh và Marketing trong tương lai.
- Đánh giá kênh phân phối để lựa chọn: Mỗi phương án đều có những ưu nhược điểm riêng. Tùy vào mục tiêu kinh doanh và Marketing bạn cần lựa chọn sao cho phù hợp.
4. Xây dựng kế hoạch xúc tiến – Promotion
Các hoạt động Promotion – Xúc tiến cực kỳ quan trọng, nó tác động đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp mạnh mẽ. Có thể hiểu cách đơn giản đây là cách truyền thông, tiếp thị để quảng bá sản phẩm đến người tiêu dùng. Các công cụ trong Promotion bao gồm: Quảng cáo, Quan hệ công chúng, khuyến mãi/khuyến mại và bán hàng cá nhân.
Khi có một chiến lược xúc tiến phù hợp với thực trạng doanh nghiệp sẽ giúp gia tăng lợi nhuận và nhận diện thương hiệu hiệu quả. Sẽ bán được nhiều sản phẩm hơn, nhiều khách hàng biết đến hơn và là cách mở rộng thị phần hơn nữa. Dưới đây là cách giúp bạn xây dựng chiến lược xúc tiến cho doanh nghiệp của mình:
- Xác định vấn đề doanh nghiệp đang gặp phải. Yếu tố nào doanh nghiệp đang yếu, cần cải thiện và đẩy mạnh hơn nữa.
- Phân tích những chiến dịch đối thủ cạnh tranh đã và đang áp dụng.
- Xác định mục tiêu và thông điệp, ý nghĩa mà thương hiệu/sản phẩm mong muốn truyền tải đến khách hàng.
- Giới hạn ngân sách và lên kế hoạch thực hiện chi tiết cho từng hoạt động. Dự phòng những kế hoạch phòng tránh những rủi ro không mong muốn.
- Xác định ngân sách quảng cáo sản phẩm, tránh gặp phải những rủi ro không đáng có về doanh thu.
- Sau khi thực hiện xong phải đánh giá và đo lường kết quả đạt được của từng hoạt động. Sau đó là kết quả tổng thể.
Bài viết trên đã cung cấp cho bạn thông tin về chiến lược Marketing mix. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn xây dựng chiến lược Marketing mix phù hợp cho mình. Chúc các bạn thành công!