Có thể thấy, xoay ca là một hình thức làm việc khá phổ biến tại các đơn vị sản xuất, kinh doanh dịch vụ F&B,… Vậy làm việc xoay ca là gì? Hình thức làm việc này có ưu điểm và hạn chế gì? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nó. Cùng theo dõi nhé!
I. Làm việc xoay ca là gì?
Đây là hình thức làm việc không cố định khung thời gian trong tuần hoặc trong tháng. Người lao động có thể làm việc vào ca sáng, ca chiều hoặc ca đêm luân phiên nhau. Dưới đây là một vài ví dụ cụ thể để giúp bạn hiểu rõ hơn về làm việc xoay ca là như thế nào.
- Bạn đang làm việc ở một công ty sản xuất quần áo. Tuần thứ 1 bạn làm việc full ca sáng từ 6h đến 14h, tuần thứ 2 làm ca chiều từ 14h đến 22h, tuần thứ 3 làm việc ca đêm từ 22h đến 6h sáng hôm sau.
- Bạn đang làm nhân viên thu ngân part-time tại một cửa hàng tiện lợi. Trong tuần này bạn làm việc vào ca sáng từ 8h đến 12h các ngày thứ 2,4,6; làm việc vào ca chiều từ 14h đến 18h các ngày thứ 3,4,7.
Những ca làm việc như thế này sẽ được gọi là làm việc xoay ca.
II. Vì sao lại phải làm việc xoay ca?
Thực tế, có rất nhiều yếu tố tác động dẫn đến việc nhân viên phải làm việc xoay ca:
- Do tính chất công việc: Một số ngành sản xuất hoặc kinh doanh dịch vụ F&B sẽ phải hoạt động liên tục 24/24, kể cả vào các ngày cuối tuần hoặc lễ tết sẽ cần phải làm việc xoay ca để đảm bảo luôn có nhân sự làm việc, giúp cho công việc không bị gián đoạn hoặc quá tải.
- Giúp đảm bảo sức khỏe của nhân viên và chất lượng công việc: Nếu nhân viên phải làm việc liên tục cố định vào 1 khung thời gian, chẳng hạn như ca đêm, thì sẽ bị ảnh hưởng đến sức khỏe và không thể làm tốt công việc. Do đó làm việc xoay ca sẽ giúp nhân viên có thể thay đổi khung giờ làm việc để đảm bảo sức khỏe.
- Giúp tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp: Xoay ca để tiết kiệm chi phí nhân sự bởi vì quản lý có thể dựa vào tình hình phát triển dịch vụ để điều phối nhân viên sao cho phù hợp.
- Do nhu cầu việc làm: Nhiều người lao động chẳng hạn như sinh viên hoặc nhân viên văn phòng muốn kiếm thêm công việc part-time để tăng thu nhập sẽ tìm kiếm các việc làm xoay ca part-time tạm thời.
III. Ưu điểm và hạn chế của hình thức làm việc xoay ca
Hình thức làm việc này cũng có một số ưu điểm và hạn chế nhất định:
Ưu điểm
- Phân bổ nhân sự hợp lý, tránh rơi vào tình trạng thừa người thiếu việc hoặc thiếu người thừa việc.
- Linh hoạt ca làm việc giúp doanh nghiệp có thể dễ dàng sắp xếp nhân sự thay ca khi nhân viên có việc bất ngờ cần xin nghỉ.
- Giúp đảm bảo sức khỏe cho người lao động và đảm bảo hiệu suất công việc được giao.
Hạn chế
- Khó khăn trong việc quản lý chấm công, tính lương cho nhân viên.
- Quản lý nguồn lực gặp nhiều trở ngại khi nhân viên có ca làm việc không cố định.
- Nhân viên khó sắp xếp công việc cá nhân do lịch trình làm việc không cố định, phải xoay ca luân phiên.
IV. Achamcong – Giải pháp tối ưu cho các doanh nghiệp làm việc xoay ca
Xoay ca làm việc đã gây ra không ít khó khăn cho cả nhân viên và nhà quản trị. Đặc biệt, nhà quản trị không thể sắp xếp, theo dõi và quản lý nhân sự hiệu quả. Thấu hiểu được những khó khăn đó, công ty phần mềm Ninja đã cho ra mắt ứng dụng Achamcong. Đây là một phần mềm xếp lịch làm việc hỗ trợ doanh nghiệp trong việc xếp lịch và quản lý ca làm việc của nhân viên.
Achamcong là một trợ thủ đắc lực của HR tại các doanh nghiệp nhờ sở hữu các tính năng nổi bật như:
- Tạo ca làm việc và có thể thiết lập thời gian làm việc cho nhân viên tại các địa điểm khác nhau
- Nhân viên có thể đăng ký ca làm việc linh hoạt
- Chấm công tự động, dễ dàng
- Quản lý bảng chấm công cá nhân giúp đảm bảo tính minh bạch
- Làm đơn từ online dễ dàng và tiện lợi
Như vậy, bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ được làm việc xoay ca là gì cũng như những ưu nhược điểm của hình thức làm việc này. Hy vọng bài viết sẽ mang lại những thông tin hữu ích cho bạn đọc. Hẹn gặp lại bạn trong các bài viết sau nhé!
>>> Xem thêm: Quản lý thời gian làm việc hiệu quả bằng Auto Post