Một trong những thách thức khó nhất đối với doanh nhân là đánh giá tính khả thi của một ý tưởng kinh doanh mới. Nếu đánh giá không chính xác, việc triển khai ý tưởng có thể dẫn đến lãng phí thời gian, tiền bạc và nỗ lực. Trong bài viết này, Phần mềm Ninja sẽ giới thiệu 5 câu hỏi quan trọng giúp đánh giá tính khả thi của một ý tưởng kinh doanh mới. Giúp các doanh nghiệp đưa ra quyết định tốt nhất trước khi bắt đầu triển khai.
Xem thêm: Ninja Zalo Client – Phần mềm quản lý bán hàng Zalo chuyên nghiệp
1. Rủi ro của ý tưởng kinh doanh mới này là gì?
Luôn là câu hỏi đầu tiên mà bạn đặt ra khi có ý tưởng kinh doanh mới. Bạn muốn biết chi phí sản xuất sẽ là bao nhiêu và thời gian cần để thực hiện ý tưởng này. Ngoài ra, cần xem xét kế hoạch kinh doanh của mình để xác định những yếu tố cần bổ sung. Ví dụ như cần thuê không gian để sản xuất sản phẩm, xây dựng trang web, thuê nhân viên, vv. Điều này sẽ ảnh hưởng đến chi phí, thời gian cần để triển khai ý tưởng kinh doanh mới.
Kinh doanh luôn tiềm ẩn những mạo hiểm không thể tránh khỏi. Kết quả của bất kỳ ý tưởng nào cũng không thể dự đoán trước được. Một trong những lý do chính là do hành vi của khách hàng rất khó đoán trước. Bạn có thể thăm dò ý kiến của bạn bè và nhận phản hồi tích cực. Tuy nhiên khi áp dụng ý tưởng của mình vào thực tế, bạn có thể gặp thất bại hoàn toàn. Điều này không phải do bạn bè đã phản hồi không thành thật. Mà là do sản phẩm của bạn thực sự không đáp ứng được nhu cầu của người dùng như bạn nghĩ. Nếu bạn không muốn đối mặt với rủi ro, việc khởi nghiệp có thể không phải là lựa chọn tốt.
Việc đánh giá mức độ rủi ro của ý tưởng giúp bạn chuẩn bị cho các tình huống khác nhau. Tuy nhiên, một ý tưởng kinh doanh có rủi ro không đồng nghĩa ý tưởng đó là không tốt. Thành công thường đi kèm với rủi ro, điều quan trọng là phải biết cân bằng giữa chúng.
Xem thêm: Top 3 phần mềm tăng like fanpage facebook tự động, hiệu quả nhất 2023
2. Ý tưởng kinh doanh mới liệu có đáp ứng nhu cầu khách hàng của bạn?
Trước khi triển khai ý tưởng kinh doanh muốn thực hiện đó. Cần xác định rõ đối tượng khách hàng mục tiêu sẽ hướng đến là ai. Sau đó, cần kiểm tra lại xem ý tưởng có đáp ứng nhu cầu của khách hàng hay không. Nếu không đáp ứng được, có thể phải điều chỉnh hoặc tạo ra nhu cầu mới giữa các người dùng.
Mục tiêu của mọi doanh nghiệp cuối cùng là doanh thu, lợi nhuận. Nhưng để đạt được điều đó thì sản phẩm của doanh nghiệp phải đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Khách hàng luôn là động lực và nguồn thu hút cho doanh nghiệp. Nếu sản phẩm của ý tưởng kinh doanh mới lạ này không thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Thì cần xem xét lại tính khả thi của ý tưởng kinh doanh đó để tránh thất bại.
Xem thêm: Nuôi via là gì? Hướng dẫn nuôi via facebook trust cao
3. Sự cạnh tranh của sản phẩm trong ý tưởng kinh doanh trên thị trường
Cần xem xét liệu ý tưởng này có đáp ứng nhu cầu của khách hàng hay không. Cũng cần lưu ý rằng đối thủ cạnh tranh đã đáp ứng nhu cầu đó như thế nào. Bạn cần tìm hiểu sản phẩm và chiến lược cạnh tranh của đối thủ, và tìm cách đưa ra ý tưởng kinh doanh khác biệt. Cần phải đặt câu hỏi cho chính mình: Ý tưởng này có thể giải quyết được những vấn đề khác nào hay không? Tại sao nó khác biệt và tốt hơn so với các sản phẩm tương tự đã có trên thị trường?
Bằng cách đối chiếu và trả lời những câu hỏi này, bạn sẽ đưa ra được quyết định đúng đắn cho ý tưởng kinh của mình. Cạnh tranh luôn luôn tồn tại trong kinh doanh và điều này có thể là khó khăn cũng có thể là lợi thế cho việc thực hiện ý tưởng kinh doanh.
Xem thêm: Cách tạo nick facebook ảo bằng sim thuê 2022
4. Tính bền vững của ý tưởng kinh doanh
Không ai có thể biết được tương lai, vì vậy câu hỏi này thường rất khó trả lời. Hãy suy nghĩ về ý tưởng của bạn.
- Liệu nó có phụ thuộc vào các nguồn lực có thể có sẵn trong tương lai gần?
- Ý tưởng của bạn có quá tốn thời gian không?
- Từ góc độ sản xuất, không biết liệu mình có thể tiếp tục sản xuất ở quy mô đó trong nhiều năm tới hay không?
- Ý tưởng này của bạn có cần sự hợp tác không?
- Điều này có nghĩa là ý tưởng của bạn có thể phát triển mà không khiến bạn phá sản hoặc kiệt sức hay không?
Ví dụ: Nếu bạn muốn mở một nhà hàng, bạn cần phải đánh giá số lượng công việc để thuê đủ nhân viên. Nếu số lượng công việc phải tăng gấp đôi hoặc gấp ba lần trước khi bạn có đủ khả năng chi trả cho nhân viên thì sao? Đó không phải là vấn đề đơn giản. Hãy suy nghĩ kỹ trước khi thực hiện ý tưởng của mình để đảm bảo tính khả thi và tránh rủi ro nhiều nhất có thể.
Xem thêm: Top 5 tool đăng bài facebook miễn phí tốt nhất
5. Bạn sẽ dành bao nhiêu tâm huyết, lý tưởng cho ý tưởng kinh doanh mới lạ này của mình?
Tình yêu hay tâm huyết trong kinh doanh là sự đam mê, nỗ lực và mức độ tận tụy đối với ý tưởng của mình. Đây là câu hỏi quan trọng mà hầu hết mọi người đều đặt ra khi bắt đầu kinh doanh. Nếu bạn không yêu thích sản phẩm hoặc dịch vụ của mình, liệu có khách hàng nào sẽ mua chúng không?
Ý tưởng kinh doanh hay thường bắt nguồn từ đam mê, tình yêu và sự cố gắng. Nếu bạn đã trả lời được các câu hỏi đầu tiên và nhận ra rằng bạn không còn yêu thích ý tưởng đó như trước. Đó có thể chỉ là do ý tưởng đó thực sự không phù hợp với đam mê của bạn. Tuy nhiên, ý tưởng vẫn có thể là một ý tưởng hay và tiềm năng nếu được phát triển bởi những người đam mê nó.
Xem thêm: Cách thu hồi tin nhắn zalo đơn giản nhất
Kết luận
Một ý tưởng kinh doanh luôn đòi hỏi sự sáng tạo và đầu tư thời gian và công sức. Tuy nhiên, trước khi bắt tay vào thực hiện một ý tưởng, bạn cần đặt ra những câu hỏi cần thiết để đánh giá tính khả thi của ý tưởng. Đôi khi một ý tưởng có vẻ rất ấn tượng nhưng không đem lại thành công cho doanh nghiệp. Do đó việc điều chỉnh và đánh giá lại là vô cùng cần thiết.